Quá trình bạo loạn tháng 9 Biểu tình Ô Khảm

Sáng ngày 21 tháng 9 năm 2011, hàng trăm dân làng tham gia ngồi phản đối các quan chức địa phương bên ngoài văn phòng chính phủ ở Lục Phong.[18] Theo báo cáo của chính quyền, ban đầu có khoảng 50 người hô to khẩu hiệu và cầm biểu ngữ phản đối một cách hòa bình.[24] Người biểu tình treo các biểu ngữ và giơ những áp phích với khẩu hiệu như "Trả đất nông nghiệp lại cho chúng tôi" và "Hãy để chúng tôi tiếp tục canh tác".[25] Sau đó, khi thế lực đám đông tăng mạnh dần, những người biểu tình đã trở nên hiếu động, bắt đầu phá hoại các tòa nhà và các thiết bị ở khu công nghiệp trong thôn và chặn đường.[24] Cảnh sát đã được điều động và một dân thôn cho biết rằng cảnh sát đã đánh dã man một số thanh thiếu niên đang đập chiêng để báo động cho những dân thôn đang phản đối.[10] Ba dân thôn đã bị bắt giữ trong ngày đầu đàn áp. Ngày hôm sau, hơn 100 dân làng bao vây cảnh sát yêu cầu thả người bị giam giữ, và bạo lực tiếp tục leo thang.[24]

Tin tức đưa rằng một số người trẻ tuổi đã bị thương nặng sau khi bị tấn công, khiến hàng trăm dân làng giận dữ, trang bị vũ khí tự chế bao vây một đồn cảnh sát địa phương, nơi từ 30 đến 40 cán bộ đang trú ẩn. Hàng trăm cảnh sát chống bạo động với trang bị tốt được điều động, họ đánh nhau với những người nông dân. Video quay cảnh của người dân tại Ô Khảm cho thấy mọi người ở mọi lứa tuổi bị cảnh sát chống bạo động truy đuổi và đánh đập bằng dùi cui.[10] Một dân thôn Ô Khảm mô tả về cảnh sát và các nhân viên an ninh khác "giống như bầy chó điên, đánh đập bất cứ ai lọt vào tầm mắt chúng".[17] Tờ Financial Times thuật lại rằng hai đứa trẻ, 9 và 13 tuổi, đã "bị thương nặng", và một trong hai có thể đã chết.[1] Dân làng cho biết người già và trẻ em phản đối một cách hòa bình đã bị sách nhiễu và tấn công bởi "côn đồ đánh thuê", kích động dân thôn phản ứng giận dữ. Các cuộc tấn công vào thường dân của 400 nhân viên cảnh sát được Financial Times miêu tả là "bừa bãi".[1]

Một trong những 'tay súng đánh thuê' cho biết rằng ông đã được một doanh nhân có ảnh hưởng đưa vào cuộc đàn áp, được trả 3.000 nhân dân tệ đồng thời hứa hẹn đảm bảo không bị trả thù vì bất kỳ cuộc tấn công nào.[1] Các quan chức đổ lỗi cho sự leo thang thành bạo lực là do "tin đồn" rằng các sĩ quan cảnh sát đã đánh đập một đứa trẻ cho đến chết. Các tuyên bố của chính quyền bác bỏ bất kỳ tin tức nào về việc có thường dân nào đã chết.[18] Tin tức internet về các cuộc bạo loạn, bao gồm cả hình ảnh và video, đều bị xoá nhanh chóng do kiểm duyệt của chính phủ.[26] Cơ quan báo chí cho biết kết quả tìm kiếm trên Sina Weibo (microblog) đối các cụm từ như "Lục Phong" bị chặn chỉ một thời gian ngắn sau khi các cuộc biểu tình bắt đầu.[10]Vào ngày thứ ba của tình trạng bất ổn, thành phố cấp địa khu Sán Vĩ, chịu trách nhiệm quản lý Lục Phong, ban hành một tuyên bố nói rằng hàng trăm dân làng đã tấn công các tòa nhà chính phủ. Họ cho biết "hơn 12 nhân viên cảnh sát bị thương" và "6 xe cảnh sát bị phá hoại".[18] Sau đó, theo cái nhìn của những nhà phân tích, một thay đổi chiến thuật đã diễn ra, theo đó thay vì huy động mạnh cảnh sát và đàn áp thẳng tay những người biểu tình, những người quan sát phát hiện rằng các cơ quan có thẩm quyền đã rút bớt lực lượng cảnh sát thấy rõ trong vài ngày. Bí thư Đảng tại tỉnh Quảng Đông, Uông Dương (汪洋), cũng cam đoan lại tuyên bố rằng ông đã chuẩn bị chấp nhận giảm tăng trưởng kinh tế ở Quảng Đông để đổi lấy sự tăng trưởng hài hòa trên địa bàn tỉnh.[17] Jean Pierre Cabestan, giáo sư chính trị tại Đại học Baptist Hồng Kông, nghi ngờ rằng sự thay đổi lập trường chính sách là do tham vọng chính trị của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông là Uông Dương, người muốn "sống sót và bảo vệ hình ảnh của mình cho đến năm sau". Uông, một ứng cử viên có tiềm năng được vào Bộ chính trị như là "thế hệ lãnh đạo thứ năm" khi chính quyền Hồ Cẩm Đào-Ôn Gia Bảo về hưu vào năm 2012, trước đó đã đặt kế hoạch về một mô hình phát triển "Quảng Đông hạnh phúc", ở cấp độ san bằng khoảng cách giàu-nghèo và nhấn mạnh hòa hợp xã hội. Cảnh sát chỉ trở lại vào ngày thứ tư sau các cuộc bạo loạn.[17]

Trưng, thu đất và tim kiếm giải pháp

Về đối tượng của đất là cơ sở để tranh chấp, một quan chức cấp cao thừa nhận là việc mua bán đất đã được dự kiến​​, và các nhà phát triển bất động sản quan tâm đã khảo sát các địa điểm với các quan chức địa phương, nhưng các quan chức cho biết không có hợp đồng nào đã được ký [10]. Phương tiện truyền thông chính thống thuộc tỉnh Quảng Đông tung tin tức cáo buộc người biểu tình đã hành động như côn đồ, hành hung và đả thương hàng chục cảnh sát chống bạo động. Còn dân làng cáo buộc báo chí nhà nước đã thiên vị trắng trợn.[10]

Chính quyền thành phố Sán Vĩ đề nghị sẽ bổ nhiệm một ủy ban liên kết để nghiên cứu kỹ các cáo buộc về tranh chấp đất, để đồi lấy việc các cuộc biểu tình phải ngừng ngay lập tức.[27] Các quan chức cũng cho biết họ sẽ xem xét chấp nhận cho một cuộc bầu cử công bằng chọn ban đại diện mới của làng, và dân làng tạm thời đình chỉ các cuộc biểu tình của họ [17].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình Ô Khảm http://www.theage.com.au/world/wave-of-riots-over-... http://www.globaltimes.cn/NEWS/tabid/99/ID/689681/... http://www.bangkokpost.com/news/asia/279492/chines... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.businessweek.com/news/ng%C3%A0y http://edition.cnn.com/2011/12/21/world/asia/china... http://www.forbes.com/feeds/ap/2011/09/25/general-... http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/12/23/w... http://www.ft.com/cms/s/0/e27b2c34-e5ab-11e0-8e99-... http://www.ft.com/intl/cms/s/0/0c7046d6-5560-11e1-...